Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Trần Đại Nghĩahttp://trandainghiant.edu.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 31/01/2023 05:37
Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trợ giúp cho kỹ sư và các chuyên gia chuyên môn trong việc thiết kế hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng điện. Chương trình khóa học bao gồm các nội dung cơ bản về máy điện, đo lường điện, khí cụ điện, thiết kế tính toán mạng điện, các thiết bị hạ áp, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng và các quy phạm an toàn điện, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh. Sau khi tốt nghiệp khóa học, người học được cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành Điện công nghiệp và dân dụng, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến các thiết bị điện và các hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng, lắp đặt hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ và có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các tổ vận hành đường dây và trạm hạ thế, làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến Điện công nghiệp và dân dụng, đồng thời có thể học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết định số 16 /QĐ-TCHL ngày 20 tháng 6 năm 2018của Hiệu trưởng Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Trần Đại Nghĩa)
Tên ngành: Điện công nghiệp Mã ngành: 5520 227 Trình độ đào tạo: Trung cấp Hình thức đào tạo: Chính quy Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên. Thời gian đào tạo: 2 năm ( 90 tuần)
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Mục tiêu chung: Sau khi tốt nghiệp khóa học, người học được cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành Điện công nghiệp và dân dụng, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến các thiết bị điện và các hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng, lắp đặt hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ và có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các tổ vận hành đường dây và trạm hạ thế ... 2. Mục tiêu cụ thể: 2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: + Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng. + Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển. + Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện). + Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện. + Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện. + Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng. + Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng. - Kỹ năng: + Sử dụng thành thạo các dụng cụ, bộ đồ nghề điện cầm tay, các thiết bị đo lường điện, điện tử. + Đọc được, vẽ được các bản vẽ thông dụng đúng tiêu chuẩn + Thiết kế được các mạch điện điều khiển máy điện đơn giản, hệ thống điện công trình phân xưởng và công trình dân dụng quy mô nhỏ. + Vận hành được các tiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng, dây chuyền sản xuất + Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện trong mạng điện chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, cũng như thi công được một số mạng điện đơn giản trong xí nghiệp phân xưởng. + Kiểm tra và sữa chữa được một số thiêt bị điện gia dụng và trong một số máy công nghiệp theo yêu cầu + Lập được kế hoạch và thực hiện lắp đặt bảo trì, kết nối hệ thống + Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỹ luật lao động. + Có khả năng giao tiếp vơi khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề. 2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng: - Chính trị, đạo đức: + Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàHiến pháp,Pháp luật của Nhà nước và Luật lao động; + Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp; + Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;
Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị;
Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;
Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
- Thể chất, quốc phòng:
Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;
Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật;
Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.
3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp. - Đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, trường học... - Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.
II. KHỐI LƯỢNG KIÊN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC: - Số lượng môn học, Modun: 21 - Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1245 giờ (tương đương 58 tín chỉ) - Khối lượng các môn học chung /đại cương: 250 giờ - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1020 giờ - Khối lượng lý thuyết: 213 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm, kiểm tra: 740 giờ;
5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 5.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa (Được bố trí ngoài thời gian đào tạo, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện) - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo; - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá:
TT
Nội dung
Thời gian
1
Thể dục, thể thao
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2
Văn hoá, văn nghệ: - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3
Hoạt động thư viện: - Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
Tất cả cỏc ngày làm việc trong tuần
4
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5
Thăm quan, dã ngoại
Mỗi học kỳ 1 lần
5.2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Chính trị
Viết Vấn đáp
Không quá90 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút /học sinh )
2
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết nghề
Viết Vấn đáp Trắc nghiệm
Không quá120 phút Không quá60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút /học sinh ) Không quá60 phút
- Thực hành nghề
Bài thi thực hành
Không quá24 giờ
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành
Không quá24 giờ
5.3. Tiếp cận xây dựng chương trình. Thực hiện chủ trương của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa đã chuyển đổi hình thức đào tạo từ học niên chế học phần kết hợp Modul sang học chế tín chỉ. Căn cứ Công văn số 106/TCDN-DNCQ ngày 19/01/2017 của Tổng Cục dạy nghề về hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo Luật GDNN; Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014; Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam; Căn cứ Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Căn cứ Công văn số 106/TCDN-DNCQ ngày 19/01/2017 của Tổng Cục dạy nghề về hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo Luật GDNN; Căn cứ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia và Bảng phân tích công việc đối với nghề điện. Căn cứ nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Trong chương trình đã lựa chọn các học phần, Modul phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của nghề điện công nghiệp và dân dụng, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên có sự lựa chọn thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động. Trong chương trình, phần rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật được thiết kế với 43 tín chỉ, trong đó có 27 tín chỉ thực hành chuyên môn bắt buộc và 2 tín chỉ thực hành tự chọn, 14 tín chỉ thực tập thực tế tại các nhà máy sản xuất hoặc công trình thi công. Tuy nhiên, do thời gian đào tạo không thể kéo dài, nên các sinh viên mới tốt nghiệp chương trình này chỉ đáp ứng được một số nhiệm vụ cơ bản. Các công việc đòi hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp thì cần trải qua 1 đến 2 năm tập sự tại các đơn vị sản xuất. - Hướng dẫn triển khai các học phần/mô đun tự chọn; các học phần/mô đun sinh viên cần tự bổ sung để đạt chuẩn đầu ra. - Đối với các học phần tự chọn người học lựa chọn 1 trên 2 học phần (Tương đương 2 tín chỉ ) - Hướng dẫn tổ chức đào tạo, trọng tâm của chương trình; phương pháp dạy học và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập Chương trình này được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học, hình thức tổ chức dạy học, tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên học thực hành, tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực tập tại Doanh nghiệp. Khối lượng kiến thức của chương trình phù hợp với các quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Kế hoạch giảng dạy trong chương trình chỉ có tính định hướng. Khi xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho mỗi khóa học, trình tự các học phần, Modul có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết của các học phần, Modul. - Thời lượng của học phần trong chương trình được quy đổi như sau: + Học phần lý thuyết: 1 TC tương đương A tiết học trên lớp + B giờ (thảo luận trên lớp, hoặc thực hành, hoặc thí nghiệm, bài tập trên lớp) + 30 giờ tự học. (A + B = 15 tiết). + Học phần thực hành: 1 TC tương đương 30 giờ thực hành + 15 giờ tự nghiên cứu. + Học phần thực tập tại cơ sở, làm bài tập lớn môn học: 1 TC tương đương 45 giờ. + Thời gian ghi theo giờ (01 giờ học lý thuyết là 45 phút, 01 giờ học thực hành/tích hợp bằng 60 phút). Một ngày học thực hành, thực tập theo Modul không quá 8 giờ học, một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học và mỗi tuần bố trí không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết. - Các môn Giáo dục thể chất gồm và Giáo dục quốc phòng - an ninh cũng học theo học chế tín chỉ nhưng được cấp chứng chỉ riêng, không tính điểm trong điểm trung bình chung cuối khóa. - Tổng thời gian của học phân/mô đun và thời gian lý thuyết, thực hành (TH, TN, BT, TL), thi, kiểm tra cụ thể như sau: + Đối với học phần lý thuyết: Tổng thời gian; thời gian lý thuyết; thực hành (TH, TN, BT, TL); thi, kiểm tra ghi theo giờ chuẩn của tín chỉ (1 tín chỉ = 15 giờ). Đối với học phần lý thuyết thì 1 giờ chuẩn thực hành (TH, TN, BT, TL) và thi, kiểm tra bằng 2 giờ thực hiện thực tế. Mỗi tín chỉ bố trí 1 giờ thi, kiểm tra quá trình. + Đối với Modul: Tổng thời gian; thời gian lý thuyết; thực hành (TH, TN, BT, TL); thi, kiểm tra ghi theo giờ chuẩn của tín chỉ (1 tín chỉ = 30 giờ thực hành). Mỗi tín chỉ bố trí 1 giờ thi, kiểm tra quá trình. - Thực tập sản xuất tại Doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp để sinh viên tiếp cận một cách toàn diện môi trường công tác: được bố trí 1 trong 2 hình thức: Sinh viên có thể được gửi đến các Doanh nghiệp để thực tập hoặc thực tập tại Trường để thực tập kết hợp với sản xuất, gia công các chi tiết máy phục vụ sửa chữa, chế tạo thiết bị dạy học tại Trường. Hết thời gian yêu cầu, sinh viên phải viết báo cáo thực tập theo nội dung đề cương được giao; Có ý kiến nhận xét của cơ sở thực tập và nhận xét đánh giá của giáo viên tham gia hướng dẫn thực tập. - Khi thực hiện chương trình, cần chú ý mấy điểm sau đây: + Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 15 tín chỉ (trong đó có 9 tín chỉ kiến thức chung và 06 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh); Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 42 tín chỉ (trong đó 12 tín chỉ lý thuyết, 17 tín chỉ thực hành cơ bản và chuyên ngành, 16 tín chỉ thực tập sản xuất tại Doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp). + Danh mục các giáo trình, tài liệu tham khảo có trong Đề cương chi tiết các học phần và Modul + Căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và định hướng phát triển của khoa học, công nghệ và sự phát triển của Xã hội, hàng năm Nhà trường sẽ tiến hành biên soạn điều chỉnh lại Chương trình (bổ sung cập nhật các kiến thức mới, cập nhật các công nghệ mới,…) để đáp ứng nhu cầu đào tạo gắn liền với thực tiễn sử dụng lao động của Xã hội. + Để tư vấn cho sinh viên lựa chọn các học phần để đăng ký học tập, cần có đội ngũ cố vấn học tập là những người có trình độ, dày dạn kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. + Bố trí giáo viên giảng dạy các Modul thực hành nghề đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải có cả trình độ kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề.
Hotline: (0258) 222 0999
Hồ sơ đăng ký nhập học
♦ Hồ sơ xét tuyển Trung cấp 9+ theo mẫu (phát hành tại phòng Tuyển sinh của trường);
♦ 01 Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên phát hành tại Phòng Tuyển sinhTrường TC Kinh tế Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa
♦ 01 bản sao y bằng tốt nghiệp THCS. Học sinh Tốt nghiệp năm 2022 có thể nộp Giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời;
♦ 01 Bản sao y học bạ THCS;
♦ 01 Bản sao in giấy khai sinh;
♦ 01 Giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng;
♦ 02 Tấm ảnh 3x4 (chụp không quá 03 tháng);