Trường Trung cấp KT-KT Trần Đại Nghĩahttp://trandainghiant.edu.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 07/12/2022 22:46
Thợ xây, thợ hồ hay thợ nề đều là khái niệm được dùng để chỉ những người làm công việc xây dựng và lắp đặt nhà cửa hoặc các công trình cơ sở hạ tầng khác. Họ đa số là những thợ học việc ngay tại các công trường. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận thợ xây được đào tạo bài bản qua trường lớp.
CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ XÂY DỰNG – NỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Tên nghề: XÂY DỰNG – NỀ Trình độ đào tạo: Đào tạo sơ cấp Đối tượng tuyển sinh: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên, có sức khỏe trình độ học vấn phù hợp. Thời gian đào tạo: 3 tháng Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp I. Mục tiêu đào tạo: 1. Mục tiêu chung. - Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả matít, sơn vôi, xây đá) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm; - Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện; - Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm. 2. Mục tiêu cụ thể. - Đọc được bản vẽ kỹ thuật và xác định được vị trí, kích thước của công trình; - Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng; - Làm được các công việc của nghề xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, bả ma tít, sơn vôi . - Xử lý được các sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công. - Chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; - Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội; - Luôn có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc. - Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp. - Làm đội trưởng, làm thợ thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng; - Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng. II. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học - Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 10 - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn đào tạo nghề: 305 giờ - Thời gian học lý thuyết: 69 giờ; Thời gian học thực hành, thực tập: 215 giờ; Thời gian kiểm tra, thi kết thúc môn: 21 giờ. - Thời gian học tập: 13 tuần
III. Nội dung chương trình:
Mã MH, MĐ/HP
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Bảo hộ lao động
5
5
0
2
Vật liệu xây dựng
15
15
0
3
Đào móng
8
4
3
1
4
Xây gạch
90
17
65
8
5
Lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ
12
3
9
6
Trát, láng
70
11
55
4
7
Lát, ốp
30
5
25
8
Bả matít, sơn, quét vôi
32
4
28
9
Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo
16
2
14
10
Xây đá
12
2
10
Ôn tập + Kiểm tra kết thúc khóa học
15
1
6
8
TỔNG CỘNG
305
69
215
21
IV. Hướng dẫn sử dụng chương trình. 1. Việc xác định các môn học, mô đun dựa vào các tiêu chí cơ bản như: - Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề; - Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể; - Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định; - Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định: 2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn, mô đun: - Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô dun cần được xác định và có hướng dẩn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo. 3. Hướng dẩn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp: - Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.