Trường Trung cấp KT-KT Trần Đại Nghĩahttp://trandainghiant.edu.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 07/12/2022 05:40
I/ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Căn cứ xây dựng chương trình: TT42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. 2. Giới thiệu Chương trình đào tạo: a) Tên nghề đào tạo: Lắp đặt điện nước; b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo: - Mục tiêu khóa học. Khóa học nghề lắp đặt điện nôi thất trình độ Sơ cấp, thời gian đào tạo 3tháng nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề lắp đặt điện nước. Trong quá trình học, học viên được học theo hình thức tích hợp tức là lýthuyết kết hợp với thực hành để tay nghề đảm bảo với yêu cầu của nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động. Chương trình được biên soạn dựa trên bảng phân tích nghề Lắp đặt điện nước kết hợp với kinh nghiệm về đào tạo nghề của Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa. - Mục tiêu đào tạo. Kiến thức: + Trình bày được những nguyên nhân gây ra tai nạn, mức độ tác hại của dòng điện, biện pháp an toàn điện. + Hiểu biết về cấu tạo và công dụng các loại dụng cụ đo điện; + Hiểu các loại cơ cấu đo, các sai số khi đo. + Đọc được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên quan; + Mô tả được đặc điểm, sơ đồ cấu tạo của hệ thống đường ống cấp và thoát nước; + Trình bày được phương pháp gia công, lắp đặt, vận hành hệ thống ống cấp, thoát nước, phù hợp với yêu cầu thi công. + Các tiêu chuẩn, ký hiệu điện, các nguyên tắc vẽ sơ đồ điện, các loại sơ đồ nguyên lý, sơ đồ vị trí, sơ đồ nối dây...các khái niệm về hệ thống tủ điện phân phối; nhận biết các ký hiệu ghi chú bằng thuật ngữ chuyên ngành; + Biết được các ký hiệu, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chủng loại, tính năng, hình dáng khí cụ điện trong tủ phân phối, hình dáng các khí cụ điện đóng cắt; + Phương pháp lắp đặt hộp nối dây, phương pháp đi dây trong ống và phương pháp lắp đặt ống; Kỹ năng: + Xác định đúng các vị trí trên bản vẽ; nhận biết chính xác các ký hiệu điện, ký hiệu mặt bằng; thống kê đầy đủ số liệu, chủng loại, số lượng thiết bị của các bản vẽ; + Sử dụng các loại dụng cụ đo điện để đo chính xác các đại lượng cơ bản; + Phân tích, quan sát, đối chiếu chính xác hiện trường với bản vẽ; lập kế hoạch thực hiện công việc; + Lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ đồ nghề cầm tay, dụng cụ đo kiểm, vật tư và thiết bị thường dùng trong thi công, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước gia đình; + Đo, lấy dấu, cắt, ren và nối các mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật; + Lắp đặt được đường ống, thiết bị cấp, thoát nước gia đình và máy bơm 1pha; + Vận hành được hệ thống cấp, thoát nước đúng quy trình; + Kiểm tra và thử mạch. Phát hiện được sự cố và có biện pháp khắc phục. + Nhận biết và xác định được chất lượng của các khí cụ điện, vật tư, thiết bị; sữa chữa nhanh chóng, đúng yêu cầu các loại khí cụ điện; Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thực hiện một số công việc đơn giản, có tính lặp lại, dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn; + Thực hiện một số công việc có tính thường xuyên, tự chủ tương đối trong môi trường quen thuộc; + Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm; + Làm việc với sự giám sát chặt chẽ, tuân theo hướng dẫn hoặc làm theo mẫu; + Làm việc trong môi trường không quen thuộc với chỉ dẫn của người hướng dẫn; + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ đã định sẵn; d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun;
Mã MH, MĐ
Tên môn học, môđun
Thời gian học tập(giờ
Tổng số
Số giờ thực học
Lý thuyết
Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận
Kiểm tra
MH01
An toàn điện
30
14
14
2
MĐ02
Đo lường điện
60
13
43
4
MĐ03
Mạch điện chiếu sáng cơ bản
90
16
70
4
MĐ04
Lắp đặt đường ống cấp, thoát nước
120
28
86
6
Ôn, kiểm tra kết thúc khóa học
25
5
12
8
Tổng cộng
325
76
225
24
đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm; Ngoài những kỹ năng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề. Người học nghề cần được bổ sung những kỹ năng mềm cần thiết khác, đó là : - Kỹ năng giao tiếp: Giúp người học có kỹ năng giao tiếp tốt vì giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. - Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề: Ra quyết định là việc làm quan trọng, đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp học viên luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong học tập cũng như cuộc sống. - Kỹ năng làm việc theo nhóm: Giúp người học có kỹ năng phối hợp với người khác trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học nghề cần tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc chọn nghề đến việc học. Tìm hiểu bản thân để xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng; tự tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếu để phát huy sở trường và hoàn thiện bản thân. e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học. - Thời gian của khóa học và thời gian thực học: + Thời gian khóa học: 03 tháng; + Thời gian học tập: 12 tuần; + Tổng thời gian : 325 (Thời gian học các môn học, mô đun: 300 giờ); + Thời gian ôn thi, thikết thúc khóa học: 25giờ
Phân bố thời gian thực học:
+ Thời gian học các mô đun đào tạo: 300 giờ + Thời gian học lý thuyết: 71 giờ; Thời gian học thực hành, kiểm tra: 229 giờ g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp; Bước 1: Tư vấn, thiết lập & thống nhất mục tiêu đào tạo: Trong bước này kết hợp với doanh nghiệp có nhu cầu tiến hành thu thập thông tin về kỳ vọng của lãnh đạo sử dụng lao động cũng như nhu cầu của người học, về hiện trạng của đội ngũ hiện hữu, nhu cầu xã hội. Sau đó, tiến hành phân tích, đánh giá và tư vấn trực tiếp nhằm xác lập mục tiêu đào tạo cụ thể, phù hợp với nhu cầu riêng và đặc thù của doanh nghiệp. Bước 2: Phân tích đối tượng và thiết kế chương trình đào tạo: Sau khi thiết lập được mục tiêu đào tạo cho chương trình đào tạo cụ thể ở Bước 1, thì bước 2 sẽ nghiên cứu, phân tích đối tượng tham dự và thiết kế nội dung chương trình đào tạo sao cho đảm bảo tối ưu về mặt hiệu quả và tính kinh tế cho doanh nghiệp có nhu cầu. Bước 3: Biên soạn tài liệu, mẫu biểu, công cụ học tập và giảng dạy: Với mục đích tối ưu hóa hiệu quả đào tạo, trong bước này sẽ tiến hành biên soạn tài liệu, mẫu biểu, công cụ học tập, tình huống,… sử dụng để giảng dạy và cung cấp cho học viên. Song song với việc biên soạn, sẽ tiến hành phân bổ nội dung chương trình cũng như cách thức truyền tải của từng phần sao cho đảm bảo tính phù hợp nhất với đặc thù của nhóm đối tượng tham dự. Bước 4: Triển khai đào tạo: Triển khai quá trình đào tạo theo kế hoạch và phối hợp với doanh nghiệp cùng nhau tổ chức và triển khai đào tạo thành công chương trình đã thống nhất. Bước 5: Đánh giá sau đào tạo (nếu có): Công tác đánh giá sau đào tạo có thể được tiến hành thông qua một trong số các phương pháp như sau: - Thực hiện bài kiểm tra/thi trực tiếp vào cuối khóa; - Phỏng vấn trực tiếp từng học viên hay nhóm đại diện sau đào tạo; - Đánh giá thông qua việc thực hiện đề tài / kế hoạch ứng dụng sau khóa học; - Đánh giá trực tiếp sau thời gian đào tạo (1 tháng/ 3 tháng...)…
Điều kiện tốt nghiệp.
Người học sẽ được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau: - Hoàn thành các môn học, mô đun của khóa học; - Kết quả thi kiến thức, kỹ năng có điểm thi lý thuyết và điểm thi thực hành đều đạt từ 5,0 điểm trở lên. - Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập. - Hiệu trưởng hoặc giám đốc ra quyết định công nhận tốt nghiệp, công bố công khai với người học và báo cáo danh sách học viên được công nhận tốt nghiệp và không được công nhận tốt nghiệp lên cơ quan quản lý trực tiếp trường (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường/trung tâm đóng chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc kỳ cuối khóa/tốt nghiệp. h) Phương pháp và thang điểm đánh giá; (Theo TT42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015) Thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: - Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; - Kiểm tra viết và thực hành:
TT
Số giờ
Lý thuyết
Thực hành/tích hợp
Ghi chú
1
Từ 30 – dưới 60
60 phút
4 giờ
2
Từ 60 - dưới 120
90 phút
4 giờ
3
Từ 120 trở lên
120 phút
4 - 8 giờ
-Kiểm tra vấn đáp: Kiểm tra vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời. Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định. - Kiểm tra trắc nghiệm: + Từ dưới 60 giờ: Từ 40 – 50 câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút; + Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian kiểm tra 50 - 60 phút. - Thi kết thúc môn học/mô đun( Thực hiện theo TT 09/2017/TT-BLĐTBXH) i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo. - Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tháng học, tuần và giờ học; - Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau : + Một giờ học thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút; + Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học; + Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học. - Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.