Trường Trung cấp KT-KT Trần Đại Nghĩahttp://trandainghiant.edu.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 07/12/2022 05:03
I/ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Căn cứ xây dựng chương trình: TT42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. 2. Giới thiệu Chương trình đào tạo: a) Tên nghề đào tạo: Điện lạnh b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
Mô tả về khóa học
Khóa học nghề Điện lạnhtrình độ Sơ cấp, thời gian đào tạo 3tháng nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hệ thống máy lạnh dân dụng và điều hòa không khí dân dụng; Trong quá trình học, học viên được học theo hình thức tích hợp tức là lýthuyết kết hợp với thực hành để tay nghề đảm bảo với yêu cầu của nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động. Chương trình được biên soạn dựa trên bảng phân tích nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí kết hợp với kinh nghiệm về đào tạo nghề của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa.
Mục tiêu đào tạo
Kiến thức: - Trình bày được nguyên lý hoạt động, lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh dân dụng an toàn, đạt năng suất cao; - Trình bày được nguyên lý hoạt động, lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí dân dụng an toàn, đạt năng suất; - Có kiến thức về quy trình: bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất; - Đọc, hiểu, cập nhật, ứng dụng được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chuyên môn được đào tạo; - Am hiểu các dụng cụ, máy móc chính được sử dụng trong nghề. Kỹ năng: - Đọc được bản vẽ thi công các công trình về máy lạnh và điều hòa không khí dân dụng; - Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất; - Thực hiện được quy trình lắp đặt hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí dân dụng đúng quy trình kỹ thuật; - Vận hành được hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí dân dụng đạt năng suất cao; - Sử dụng được các dụng cụ, máy móc chính trong nghề;
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có khả năng bồi dưỡng thợ bậc dưới theo chuyên môn nghề; - Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; - Có khả năng tự: Tra cứu, đọc, nghiên cứu và rút ra kiến thức cần có; - Có khả năng tìm kiếm và tự tạo được việc làm sau khi tốt nghiệp. d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun;
Mã MH, MĐ
Tên môn học, môđun
Thời gian học tập(giờ
Tổng số
Số giờ thực học
Lý thuyết
Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận
Kiểm tra
I
Môn học/mô đun chuyênmôn
310
74
214
22
MH 0 1
An toàn lao động, điện – lạnh và vệ sinh công nghiệp
30
20
8
2
MĐ 02
Đo lường Điện - Lạnh
60
14
42
4
MĐ 03
Hệ thống máy lạnh dân dụng
110
20
82
8
MĐ 04
Hệ thống điều hòa không khí cục bộ
110
20
82
8
II
Ôn tập, Thi kết thúc khóa học
20
3
9
8
Tổng cộng
330
77
223
30
đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm; Ngoài những kỹ năng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề. Người học nghề cần được bổ sung những kỹ năng mềm cần thiết khác, đó là : - Kỹ năng giao tiếp: Giúp người học có kỹ năng giao tiếp tốt vì giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. - Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề: Ra quyết định là việc làm quan trọng, đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp học viên luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong học tập cũng như cuộc sống. - Kỹ năng làm việc theo nhóm: Giúp người học có kỹ năng phối hợp với người khác trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học cần tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc chọn ngành nghề đến việc học. Tìm hiểu bản thân để xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng; tự tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếu để phát huy sở trường và hoàn thiện bản thân. e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học. 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học: - Thời gian khóa học: 03 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Tổng thời gian : 330 giờ(trong đó thời gian học các môn học, mô đun: 310 giờ) - Thời gian ôn thi, thikết thúc khóa học: 20giờ 2. Phân bố thời gian thực học: - Thời gian học các mô đun đào tạo: 330 giờ - Thời gian học lý thuyết: 77 giờ; Thời gian học thực hành, kiểm tra: 253 giờ g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp; Bước 1: Tư vấn, thiết lập & thống nhất mục tiêu đào tạo Trong bước này đơn vị đào tạo kết hợp với doanh nghiệp có nhu cầu tiến hành thu thập thông tin về kỳ vọng của lãnh đạo sử dụng lao động cũng như nhu cầu của người học, về hiện trạng của đội ngũ hiện hữu, nhu cầu xã hội. Sau đó, tiến hành phân tích, đánh giá và tư vấn trực tiếp nhằm xác lập mục tiêu đào tạo cụ thể, phù hợp với nhu cầu riêng và đặc thù của doanh nghiệp. Bước 2: Phân tích đối tượng và thiết kế chương trình đào tạo Sau khi thiết lập được mục tiêu đào tạo cho chương trình đào tạo cụ thể ở bước 1, thì bước 2 sẽ nghiên cứu, phân tích đối tượng tham dự và thiết kế nội dung chương trình đào tạo sao cho đảm bảo tối ưu về mặt hiệu quả và tính kinh tế cho doanh nghiệp có nhu cầu. Bước 3: Biên soạn tài liệu, mẫu biểu, công cụ học tập và giảng dạy… Với mục đích tối ưu hóa hiệu quả đào tạo, trong bước này sẽ tiến hành biên soạn tài liệu, mẫu biểu, công cụ học tập, tình huống,… sử dụng để giảng dạy và cung cấp cho học viên. Song song với việc biên soạn, sẽ tiến hành phân bổ nội dung chương trình cũng như cách thức truyền tải của từng phần sao cho đảm bảo tính phù hợp nhất với đặc thù của nhóm đối tượng tham dự. Bước 4: Triển khai đào tạo Triển khai quá trình đào tạo theo kế hoạch đã thống nhất. Bước 5: Đánh giá sau đào tạo (nếu có) Công tác đánh giá sau đào tạo có thể được tiến hành thông qua một trong số các phương pháp như sau:
Thực hiện bài kiểm tra/thi trực tiếp vào cuối khóa;
Phỏng vấn trực tiếp từng học viên hay nhóm đại diện sau đào tạo;
Đánh giá thông qua việc thực hiện đề tài / kế hoạch ứng dụng sau khóa học;
Đánh giá trực tiếp sau thời gian đào tạo (1 tháng/ 3 tháng...)…
* Điều kiện tốt nghiệp.
Người học sẽ được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau: - Hoàn thành các môn học, mô đun của khóa học; - Kết quả thi kiến thức, kỹ năng có điểm thi lý thuyết và điểm thi thực hành đều đạt từ 5,0 điểm trở lên. - Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập. - Hiệu trưởng hoặc giám đốc ra quyết định công nhận tốt nghiệp, công bố công khai với người học và báo cáo danh sách học viên được công nhận tốt nghiệp và không được công nhận tốt nghiệp lên cơ quan quản lý trực tiếp trường (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường/trung tâm đóng chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc kỳ cuối khóa. h) Phương pháp và thang điểm đánh giá; Thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: - Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; - Kiểm tra viết và thực hành:
TT
Số giờ môn học/mô đun
Lý thuyết
Thực hành/tích hợp
Ghi chú
1
Từ 30 – dưới 60
60 phút
4 giờ
2
Từ 60 - dưới 120
90 phút
4 giờ
3
Từ 120 trở lên
120 phút
4 - 8 giờ
-Kiểm tra vấn đáp: Kiểm tra vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời. Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định. - Kiểm tra trắc nghiệm: + Từ dưới 60 giờ: Từ 40 – 50 câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút; + Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 - 60 câu với thời gian kiểm tra 50 - 60 phút. - Kiểm tra kết thúc môn học/mô đun: (Thực hiện theo TT 42/2015/TT-BLĐTBXH) - Thi kết thúc khóa học: (Thực hiện theo TT 42/2015/TT-BLĐTBXH) i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo. - Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tháng học, tuần và giờ học; - Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau : + Một giờ học thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút; + Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học; + Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học. - Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.